Không ai được miễn dịch với hiện tượng này. Ví dụ như người mẫu nổi tiếng Hailey Bieber đã phải nhập viện sau khi bị cục máu đông lên não vào đầu năm nay. Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể thực hiện các bước để ngăn chặn tình trạng có thể gây tử vong này đế với mình.
Cục máu đông là gì?
Tiến sĩ Isabelle Carr cho biết cục máu đông có thể hình thành khi máu chuyển từ dạng lỏng sang dạng cục. Theo người dẫn chương trình truyền hình House of Wellness cho biết máu đông lại sau khi mạch máu bị tổn thương là điều bình thường.
Cô nói: "Điều đó khiến những gì được gọi là tiểu cầu, những sản phẩm máu nhỏ xíu, tập hợp lại với nhau, sau đó tạo thành một loạt phản ứng hóa học, tạo thành một cục máu đông lớn để lấp đầy khoảng trống".
Khi nào cục máu đông trở thành một vấn đề?
Nó chỉ trở thành vấn đề nếu cơ thể hình thành các cục máu đông khi không cần thiết – điều này có thể dẫn đến các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi và đột quỵ do tắc mạch tim.
Người dẫn chương trình truyền hình của Fellow House of Wellness, Tiến sĩ Nick Carr, nói rằng các cục máu đông nên được xem xét một cách nghiêm túc.
"Khi chúng lớn và ở trong chân, chúng có thể gây đau và sưng tấy" - Tiến sĩ Carr cảnh báo - "Nếu một chút bị vỡ ra, nó có thể vào phổi và đó là nơi gây ho, đau, khó thở hoặc thậm chí tử vong".
Các triệu chứng của cục máu đông là gì?
Tiến sĩ Nick Carr cho biết các triệu chứng của cục máu đông phụ thuộc vào vị trí mà cục máu đông đang chặn lưu lượng máu, nhưng có thể bao gồm:
- Sưng hoặc đau (đặc biệt là ở chân)
- Khó thở
- Đau ngực
- Ho ra máu
- Huyết áp thấp
- Chóng mặt
- Nhịp tim không đều
Các yếu tố nguy cơ phát triển cục máu đông là gì?
Tiến sĩ Nick Carr cho biết các yếu tố rủi ro đã biết bao gồm:
- Hút thuốc
- Cholesterol cao
- Mới phẫu thuật
- Ung thư các loại
- Di truyền và tuổi tác
- Mang thai hoặc sinh con
- Tình trạng sức khỏe khác nhau
- Một số loại thuốc như thuốc tránh thai có chứa estrogen
Tiến sĩ Nick Carr cho biết thêm, ngồi yên trong một thời gian dài cũng là một yếu tố nguy cơ chính. Ông nói: "Đó không chỉ là những chuyến bay đường dài, nó có thể là ngồi trên những chuyến tàu dài hoặc xe bus, hoặc ngồi trước màn hình máy tính của bạn cả ngày".
Trên thực tế, các nhà khoa học khuyên bạn nên nghỉ giải lao khi xem TV, không xem quá say sưa để tránh cục máu đông.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy xem TV từ 4 giờ trở lên mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ đông máu cao hơn 35% so với những người xem dưới 2,5 giờ.
COVID-19 và nguy cơ đông máu
Một nghiên cứu của Thụy Điển năm 2022 cho thấy nguy cơ chảy máu nghiêm trọng hoặc cục máu đông có khả năng gây chết người tăng lên trong nhiều tháng sau khi bị nhiễm COVID-19 dù chỉ nhẹ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy loại virus này có liên quan đến việc tăng gấp 33 lần nguy cơ thuyên tắc phổi và tăng gấp 5 lần nguy cơ phát triển huyết khối tĩnh mạch sâu.
Làm thế nào để ngăn ngừa cục máu đông?
Bạn có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông bằng cách:
- Trao đổi với bác sĩ về thuốc làm loãng máu
- Đứng dậy và di chuyển khi đi du lịch, khi ngồi ở bàn làm việc hoặc xem tivi say sưa.
- Mặc quần áo rộng rãi khi đi du lịch.
- Tập thể dục thường xuyên.
Tham khảo tại nguồn:
- https://vtv.vn/doi-song/5-cach-giam-nguy-co-hinh-thanh-cuc-mau-dong-20230620130813484.htm