Khi bị muỗi đốt chúng ta thường gãi để làm dịu ngứa tức thì, nhưng gãi có thể làm cảm giác ngứa trở nên tồi tệ hơn sau đó và làm tăng kích ứng da. Hành vi gãi cũng có thể truyền vi khuẩn từ móng tay, dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp và ngứa nặng hơn. Các phản ứng dị ứng có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch rõ rệt hơn (còn gọi là hội chứng skeeter - phản ứng viêm cục bộ do muỗi gây ra kèm theo sốt) gây ngứa dữ dội, sưng tấy và thậm chí phồng rộp tại vết cắn.
Các loài muỗi khác nhau có thành phần nước bọt khác nhau và một số loài muỗi có thể gây ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn những loài khác.
Mặc dù có thể khó, nhưng bạn không nên gãi vết muỗi đốt, vì sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng ngứa và tăng nguy cơ nhiễm trùng sau này.
Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh ngứa bằng cách:
- Bôi kem hoặc lotion chống ngứa có chứa các thành phần như hydrocortisone, calamine...
+ Hydrocortisone cream 1% là một steroid chống viêm, được phân loại trong nhóm steroid nhẹ, thường được sử dụng nhiều tình trạng da từ nhẹ đến trung bình, trong đó có viêm da, phản ứng da do côn trùng cắn (vết cắn của côn trùng như muỗi).
Các chế phẩm hydrocortisone 1% thường được dung nạp khá tốt, nhưng nó vẫn có một số tác dụng phụ đã được ghi nhận, mặc dù nó rất hiếm. Các tác dụng phụ có thể bao gồm phát ban và phản ứng dị ứng như ngứa. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng nào thì hãy ngưng dùng thuốc.
+ Calamine được sử dụng để giảm ngứa, đau và khó chịu khi da bị kích ứng nhẹ như vết côn trùng cắn, đốt. Calamine chỉ sử dụng ngoài da. Không được nuốt và không làm dính vào mắt hoặc niêm mạc như bên trong miệng, mũi, hậu môn, sinh dục… Dạng hỗn dịch lắc kỹ trước khi dùng.
- Tinh dầu bạc hà: Ngoài ra, có thể sử dụng tinh dầu bạc hà giúp giảm ngứa tạm thời.
- Thuốc kháng histamine uống có thể giúp giảm ngứa và sưng do muỗi đốt. Có thể sử dụng thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 như chlopheniramin, promethazin, hydroxyzin… hoặc thế hệ 2 như loratidin, cetirizin, fexofenadin… để điều trị các triệu chứng ngứa da, cũng như dị ứng.
Sử dụng kháng histamin H1 thế hệ 1 cần chú ý tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc. Vì vậy không dùng nhóm này cho người lái tàu xe và vận hành máy.
- Chườm lạnh: Nếu bạn không có khả năng tiếp cận với các phương pháp điều trị trên, hãy thử chườm lạnh hoặc túi nước đá lên khu vực muỗi đốt có thể giúp làm tê và giảm viêm và ngứa.
2. Khi nào bạn nên được chăm sóc y tế?
Nói chung, muỗi đốt là vô hại và không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, phát ban, sưng mặt hoặc chóng mặt có thể cho thấy phản ứng dị ứng nghiêm trọng... cần được chăm sóc y tế.
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng và bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Tình trạng mẩn đỏ, nóng, sưng, mủ hoặc đau ngày càng tăng đều có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng...
Nếu các triệu chứng xấu đi theo thời gian hoặc các triệu chứng mới phát triển... cũng cần đi khám.
3. Tại sao một số người bị muỗi đốt và những người khác thì không?
Muỗi đặc biệt bị thu hút bởi axit cacboxylic, chất nhờn tiết ra giúp hydrat hóa và bảo vệ làn da của chúng ta. Những người cao, to hoặc những người tập thể dục thường xuyên có thể thải ra nhiều carbon dioxide hơn, có thể trở nên hấp dẫn hơn đối với muỗi (vì họ bị hấp dẫn bởi carbon dioxide). Theo đó, nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc những người hoạt động thể chất có thể dễ bị muỗi đốt hơn.
Thành phần cụ thể của vi khuẩn trên da cũng có thể ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đối với muỗi và ảnh hưởng đến tần suất bạn bị muỗi đốt.
Tham khảo tại nguồn:
- https://suckhoedoisong.vn/cach-tri-ngua-do-muoi-dot-169230618160457592.htm